2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành được xây dựng như thế nào?

Tuyến số 1 sẽ kết nối với đường tỉnh 25C, trong khi tuyến đường số 2 sẽ kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hình thành 2 trục giao thông kết nối cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành với đô thị lớn nhất cả nước – TP.HCM.
 

Theo quy hoạch, tuyến đường số 2 sẽ kết nối với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây để kết nối sân bay Long Thành với đô thị TP.HCM
Sân bay Long Thành khi hoàn thành xây dựng sẽ có công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Riêng giai đoạn 1, sân bay Long Thành có công suất phục vụ 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

 
Theo dự kiến, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác vào cuối năm 2025. Do đó, để có thể khai thác tối đa hiệu quả của dự án, việc xây dựng hệ thống giao thông kết nối, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ cho sân bay này cũng đang được khẩn trương thực hiện.

 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức yêu cầu Sở GT-VT chủ trì phối hợp cùng Sở Xây dựng, ACV, các ngành điện lực, cấp nước, viễn thông và UBND H.Long Thành thống nhất phương án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành cũng như bổ sung các đường gom dân sinh phù hợp với thực tế trình UBND tỉnh trong tháng 5-2021 để UBND tỉnh có ý kiến với ACV, từ đó sớm triển khai thực hiện xây dựng 2 tuyến đường này.

 
Ông Nguyễn Khắc Phong, Trưởng ban điều hành dự án Sân bay Long Thành thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư dự án thành phần 3, dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 cho hay, theo quy hoạch, sẽ có 4 tuyến đường bộ được xây dựng mới để thực hiện nhiệm vụ kết nối giao thông cho sân bay Long Thành. Trong đó, tuyến số 1 và 2 sẽ được ưu tiên xây dựng trước để phục vụ xây dựng và khai thác sân bay Long Thành giai đoạn 1. “2 tuyến đường này sẽ thực hiện kết nối giao thông từ cổng phía Tây của sân bay Long Thành với khu vực TP.HCM” – ông Nguyễn Khắc Phong cho biết.

 
Theo đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế GT-VT (TEDI), với quy hoạch đã được phê duyệt, tuyến đường số 1 có chiều dài 3,8km sẽ có điểm đầu tư cổng phía Tây sân bay Long Thành kết nối với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51 và điểm cuối khớp nối với đường tỉnh 25C. Tuyến số 2 có chiều dài 3,5km có điểm đầu giao với tuyến số 1, kéo dài song song với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

 
Về mặt cắt các tuyến đường, theo quy hoạch, tuyến đường số 1 có chiều rộng 120m. Trong khi đó, tuyến số 2 được quy hoạch với quy mô mặt cắt ngang rộng 134m (bao gồm cả quỹ đất dự trữ để xây dựng tuyến đường sắt).

 
Về phương án đầu tư, theo đại diện TEDI, việc đầu tư xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay sẽ thực hiện phân kỳ đầu tư. Cụ thể, đối với tuyến số 1, đơn vị tư vấn đề xuất quy mô giai đoạn 1 đối với đoạn khớp nối với đường tỉnh 25C có chiều rộng mặt đường 38m với quy mô 8 làn xe; đoạn từ quốc lộ 51 đến giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu quy mô 6 làn xe (quy hoạch được duyệt 16 làn xe) và đoạn từ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đến cổng sân bay Long Thành đầu tư với quy mô 6 làn xe. Đối với tuyến số 2, đầu tư xây dựng đường song hành với chiều rộng 10,5m mỗi chiều đảm bảo quy mô 4 làn xe (mỗi chiều 2 làn xe).

Theo phương án của đơn vị tư vấn, khi thực hiện xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành sẽ có 3 nút giao với các tuyến giao thông đã được xây dựng và đã được quy hoạch trên địa bàn gồm: nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nút giao với quốc lộ 51 và nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

 
Để đảm bảo kết nối hoàn chỉnh với tuyến đường tỉnh 25C, ông Nguyễn Bôn, Phó giám đốc Sở GT-VT cho rằng, trong phương án xây dựng các nút giao, nhất là nút giao với quốc lộ 51 cần được đầu tư xây dựng đồng bộ để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông do tuyến quốc lộ 51 hiện đã trở nên quá tải.

 
Cũng theo ông Nguyễn Bôn, đối với thiết kế cơ sở tuyến đường số 2, đơn vị tư vấn đã quy hoạch các tuyến đường nhánh được bố trí xây dựng cống chui để đảm bảo lưu thông đối với các khu vực dân cư thuộc xã Long An và Long Phước. Tuy nhiên, các tuyến đường này chỉ có mặt cắt ngang từ 3-5m là chưa phù hợp. “Đây là các khu vực đông dân cư nên đơn vị tư vấn cần cập nhật quy mô các tuyến đường nhánh với mặt cắt ngang tối thiểu đạt 7m để tạo điều kiện cho người dân đi lại. Với quy mô như thiết kế thì các tuyến đường này không đủ để cho 2 xe ô tô lưu thông ngược chiều cùng lúc” – ông Nguyễn Bôn kiến nghị.

 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, việc xây dựng 2 tuyến đường kết nối giao thông cho sân bay Long Thành là rất cấp bách. Trong đó, tuyến số 1 cực kỳ quan trọng bởi không chỉ đảm nhận nhiệm vụ kết nối giao thông mà đây còn là tuyến đường phục vụ quá trình thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1. UBND tỉnh Đồng Nai về cơ bản thống nhất với thiết kế cơ sở 2 tuyến đường kết nối sân bay do đơn vị tư vấn đề xuất. Cụ thể, tuyến 1 quy mô đường đô thị mặt cắt rộng 120m phân kỳ giai đoạn 1 đầu tư 6 làn xe và tuyến số 2 quy mô đường cấp 3 đồng bằng.

 
Đối với việc xây dựng các nút giao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức thống nhất với kiến nghị cần xây dựng hoàn chỉnh một lần để tránh tình trạng ùn tắc giao thông có thể xảy ra bởi lưu lượng phương tiên giao thông tăng cao khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 đi vào hoạt động.

Trong nhiều năm vừa qua, Đồng Nai luôn là tâm điểm thu hút đầu tư bất động sản tại khu vực vùng ven TPHCM. Đây là tỉnh nằm giáp ranh TPHCM và sở hữu hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, được giới đầu tư bất động sản ví như “sân sau” của TPHCM.
 
Thêm vào đó, việc chuẩn bị khởi công dự án sân bay quốc tế Long Thành cũng khiến cho thị trường bất động sản Đồng Nai tăng thêm hấp lực. Gần đây, khá nhiều dự án tại đây được các doanh nghiệp công bố ra thị trường và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

 
Nổi bật trong đó phải kể đến dự án khu đô thị Century City do Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh phát triển và phân phối. Dự án này được đánh giá cao khi tọa lạc trên mặt tiền ĐT 769 và đường Cầu Mên, cách sân bay Long Thành chỉ 2km và nằm ngay đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh sân bay quốc tế, trong khu vực này cũng đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông gồm các tuyến cao tốc, metro, đường sắt, đường vành đai…để tăng khả năng liên kết vùng.

 
Theo công bố từ Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh – nhà phát triển dự án,
Century City được đầu tư vô cùng đồng bộ với các tuyến đường rộng từ 13-45m, hạng mục công viên kỳ quan Century Park 2ha, trường học, trung tâm thương mại.. đầy đủ. Sau khi Nhà nước nghiệm thu hạ tầng, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh sẽ chính thức bàn giao nền cho nhà đầu tư. Đối với sản phẩm nhà xây sẵn, khách hàng sẽ được nhận nhà vào quý 1-2021.

Tiến độ nhanh nhưng chất lượng phải đảm bảo là một thách thức không hề nhỏ kể cả với những công ty bất động sản hàng đầu. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng, chủ đầu tư dự án Century City – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi – đã lựa chọn những đơn vị xây dựng, nhà thầu uy tín đồng thời áp dụng quy trình thi công tiên tiến hiện nay. Trên thực tế, chính thức khởi công vào tháng 3 năm nay nhưng hạ tầng của Century City hiện nay đã nhanh chóng thành hình, hứa hẹn sẽ về đích đúng hạn.