Khu đô thị phía Đông TP.Hồ Chí Minh bao gồm quận 9, quận Thủ Đức và quận 2 tiếp giáp với khu tam giác động lực kinh tế tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. KĐT phía Đông sẽ phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.
Phía Đông Bắc Sài Gòn sở hữu khá nhiều lợi thế để phát triển, là cửa ngõ kết nối TP.HCM với vùng Đông Nam Bộ, Miền Trung và Miền Bắc. Là một trong những vùng đất vàng với hàng loạt ưu thế về vị trí kết nối, TP.HCM đã dồn lực phát triển hàng loạt dự án, công trình trọng điểm, tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác cho khu Đông thành phố.
Phía Đông Bắc Sài Gòn sở hữu khá nhiều lợi thế để phát triển, là cửa ngõ kết nối TP.HCM với vùng Đông Nam Bộ, Miền Trung và Miền Bắc. Là một trong những vùng đất vàng với hàng loạt ưu thế về vị trí kết nối, TP.HCM đã dồn lực phát triển hàng loạt dự án, công trình trọng điểm, tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác cho khu Đông thành phố.
- Tiềm năng đầu tư đất nền khu đô thị mới Nhơn Trạch, Đồng Nai
-
Lý do chọn Đại Phước Center City là nơi đầu tư?
Trong bất kỳ bước phát triển nào, giao thông luôn là nút thắt ưu tiên giải quyết hàng đầu. Trước đây khi sự kết nối giữa trung tâm thành phố ra khu vực phía Đông còn khó khăn, nơi này được ví như “ngoại thành” với dân số ít, giao thông và cơ sở hạ tầng thấp kém. Thế nhưng với định hướng phát triển ưu tiên và bền vững, đặc biệt sau công trình “vượt sông” ngoạn mục của cầu Thủ Thiêm và đường hầm Thủ Thiêm để nối quận 1 và quận 2, đi quận 9, Thủ Đức và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã mở ra một hướng lưu thông mới cho toàn khu Đông Bắc, nhiều công trình khác cũng đã đưa vào sử dụng giúp cho khu Đông đang dần thay da đổi thịt. Công trình cầu Thủ Thiêm 2 cũng đã sẵn sàng được xây dựng, nối khu trung tâm thành phố cũ (Quận 1) sang khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) với tổng số vốn 2.300 tỷ đồng được triển khai trong năm 2013.
Ngoài ra, một công trình giao thông đang được chờ đợi nhiều nhất vào thời điểm này chính là Tuyến Metro số 1 – tuyến đường sắt đô thị nối liền Bến Thành – Suối Tiên đã và đang được triển khai hứa hẹn sẽ giảm tải lưu lượng cho Xa lộ Hà Nội – tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc thành phố, nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu.
Bên cạnh những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện, hệ thống giao thông nội bộ khu vực Đông thành phố cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, rút ngắn được rất nhiều thời gian đi lại giữa các quận, huyện, góp phần giảm tải ách tắc giao thông, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực.
Kết nối giao thông Khu Công nghệ cao TP.HCM nhìn từ trên cao
Quận 9 nằm ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM, hiện có diện tích tự nhiên 11.362ha. Trong một thập niên gần đây, quận 9 đã thật sự đã trở thành một quận có tốc độ phát triển nhanh về mọi mặt.
Do được tiếp giáp với quận 2, quận Thủ Đức và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và là một trong 6 quận của TP.HCM đang trong quá trình đô thị hóa. Hiện nay, quy hoạch ở quận 9 đã hoàn tất 1/500 và 1/ 2.000, các khu vực được chia theo từng phân khu chức năng.
Do được tiếp giáp với quận 2, quận Thủ Đức và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và là một trong 6 quận của TP.HCM đang trong quá trình đô thị hóa. Hiện nay, quy hoạch ở quận 9 đã hoàn tất 1/500 và 1/ 2.000, các khu vực được chia theo từng phân khu chức năng.
Theo quy hoạch TP.HCM đến năm 2025, quận 9 sẽ là Trung tâm đô thị tri thức và công nghệ cao với rất nhiều dự án, công trình sẽ hình thành trong tương lai (khu công nghệ cao với quy mô 872 ha; Khu đại học quốc gia 800 ha; Công viên văn hóa lịch sử – dân tộc 395 ha) được hỗ trợ bởi các tuyến đường giao thông quan trọng khu vực phía Đông Bắc TP.HCM đi qua địa bàn quận 9 như Vành Đai Đông, đường cao tốc TP.PHCM – Vũng Tàu, một số dự án Đại lộ Đông Tây, Cầu Sài Gòn 2, Hầm vượt sông Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đây là một điều kiện thuận lợi để có thể kết nối giữa các khu dân cư đô thị mới khu vực quận 9 với khu trung tâm Thủ Thiêm (sau này sẽ là trung tâm đô thị hạt nhân của TP.HCM), và đô thị cũ. Các tuyến đường này hoàn thành rút ngắn thời gian đi lại từ Quận 9 đến trung tâm TP.HCM mất từ 10 – 15 phút đi xe. Ngoài ra, TP.HCM cũng đang xây dựng tuyến tàu điện Bến Thành – Suối Tiên dài 20km đi qua quận 1,2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và một phần Dĩ An (Bình Dương). Khi đó chỉ mất 30 phút có thể di chuyển từ Suối Tiên đến Bến Thành. Đây sẽ là tuyến xương sống vận chuyển hành khách công cộng của TP.HCM. Tuyến đường sắt đô thị này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các đô thị dọc tuyến trên địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức trong tương lai.
Từ quận 9, với hệ thống giao thông thuận tiện việc di chuyển đến các khu vực khác như quận 1, quận Bình Thạnh…, tỉnh Bình Dương, TP.Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) sẽ rất thuận tiện. Từ đó, tạo một bước phát triển mới, thuận lợi trong việc sinh sống của người dân, giao thương sẽ nhộn nhịp, trao đổi, giao lưu văn hóa, kinh tế, giáo dục sẽ nâng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân tại quận 9.