VSIP – Biểu tượng hợp tác giữa Việt Nam Singapore

Trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất từ khối ASEAN với 32,7 tỷ USD và hơn 1.350 dự án ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore ( VSIP ) là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình công ngiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Từ dự án ban đầu ở Bình Dương, chuỗi 7 khu công nghiệp hình thành ở các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An.

  Từ một khu công nghiệp kiểu mẫu, VSIP vươn lên thành một khu phước hợp Đô thị – Công nghiệp hiện đại
 
Khu công nghiệp VSIP đầu tiên đi vào hoạt động từ năm 1996 sau cái bắt tay hữu nghị giữa Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong.

 
Khi đó, Tập đoàn Sembcorp Industries (trước đây là SembCorp Parks Holdings), một trong những công ty lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, được Chính phủ Singapore đề nghị dẫn đầu một đoàn gồm các thành phần kinh tế tư nhân để thực hiện dự án VSIP cùng với Becamex IDC Corp tại Việt Nam.

 
Từ sự hợp tác ban đầu, đến nay, sau 20 năm, mối quan hệ giữa Singapore và Việt Nam đã chính thức được nâng lên tầm đối tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Suốt thời gian qua, khu công nghiệp này đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp thúc đẩy kinh tế – xã hội Việt Nam. VSIP tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong, cơ sở hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho các nhà đầu tư trong khu vực.

                                           Hạ tầng một khu dân cư tại VSIP II Bình Dương
 
Từ một dự án ban đầu tại Bình Dương, đến nay đã có tổng cộng 7 khu công nghiệp trên cả nước tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An.

 
Tính đến tháng 6/2016, chuỗi khu công nghiệp này đã thu hút 8,5 tỷ USD từ gần 600 doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào 5 nhóm lĩnh vực gồm điện – điện tử, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, cơ khí chính xác và tự động hóa, thực phẩm – đồ uống, và công nghiệp phụ trợ.

 
Các khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 160.000 lao động tại các địa phương, giúp các tỉnh, thành nơi VSIP hiện diện có những bước chuyển mình và phát triển. Do đó, các dự án VSIP luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ Việt Nam và Singapore.

 
Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại của một khu công nghiệp điển hình, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore còn là một mô hình xanh luôn cam kết bảo vệ môi trường. Ngay từ bước kêu gọi đầu tư, VSIP sắp xếp các ngành công nghiệp được ưu tiên theo thứ tự. Từ việc sắp xếp này, ban quản lý luôn từ chối các dự án gây ô nhiễm môi trường mà khi đi vào hoạt động sẽ thải ra chất thải rắn hoặc chất thải khó xử lý. Đối với các công ty được đặt trong khu công nghiệp cũng phải cam kết và thực hiện hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện đánh giá xử lý chất thải thường xuyên và nghiêm ngặt.

 
Trong quá trình phát triển, VSIP đã chuyển mình từ một khu công nghiệp truyền thống trở thành khu liên hợp đô thị – công nghiệp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với cơ sở hạ tầng hiện đại và thân thiện với môi trường. Có thể nói VSIP là một khu phức hợp đô thị với sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới.

 
XEM THÊM:
  • Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương đạt chứng nhận ISO
  • “Cơn sốt” đất nền quanh KCN VSIP 2 Bình Dương